Chương trình đào tạo Đại học Kỹ thuật Hạt nhân (PH2)

Chương trình đào tạo Đại học Kỹ thuật Hạt nhân (PH2)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

KỸ THUẬT HẠT NHÂN

ĐHBK Hà Nội là cơ sở đào tạo hàng đầu về Kỹ thuật Hạt nhân tại Việt nam từ năm 1970. Mục tiêu của chương trình là đào tạo nhân lực có trình độ cao trong vận hành, nghiên cứu, thiết kế và phát triển các hệ thống thiết bị Hạt nhân tiên tiến với kỹ năng làm việc trong nhóm đa ngành và môi trường quốc tế.

 

MÃ XÉT TUYỂN: PH2

TỔ HỢP MÔN XÉT TUYỂN:

  • A00; A01; K00

MÃ XÉT TUYỂN: PH2

TỔ HỢP MÔN XÉT TUYỂN:

  • A00; A01; K00

CHỈ TIÊU TUYỂN SINH: 40

ĐIỂM TRÚNG TUYỂN CÁC NĂM TRƯỚC:

THPT

ĐGTD

 

24.48

 

(2021)

23.29

 

(2022)

22.31

52.56

(2023)

Đào tạo nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Kỹ thuật Hạt nhân:

  • Kiểm tra không phá hủy mẫu trong công nghiệp dầu khí, xây dựng, năng lượng, giao thông,…; Đo đạc bức xạ, phân tích môi trường; Liều lượng và an toàn bức xạ trong Y tế; Chiếu bức xạ bảo quản thực phẩm; Thiết kế, lắp ráp và vận hành thiết bị đo đạc bức xạ ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp và Y tế; Năng lượng hạt nhân: tính toán lò phản ứng hạt nhân, thủy nhiệt và an toàn hạt nhân

CƠ HỘI HỌC BỔNG VÀ HỖ TRỢ HỌC TẬP

Học bổng và hỗ trợ tài chính

Bên cạnh nguồn học bổng và hỗ trợ tài chính của Trường, sinh viên ngành Kỹ thuật Hạt nhân có cơ hội được trao:

  • Học bổng cho sinh viên xuất sắc do các công ty Nhật Bản tài trợ
  • Học tích hợp cử nhân – thạc sỹ: sinh viên có cơ hội được nhận học bổng miễn giảm học phí của Nhà trường, học bổng hỗ trợ đào tạo sau đại học của các tập đoàn, tổng công ty trong và ngoài nước.

Học bổng trao đổi sinh viên và cơ hội thực tập

  •  3-5 suất tham quan 1 tuần tại các Tập đoàn công nghiệp Hạt nhân Nhật Bản
  • Có cơ hội tham gia chương trình trao đổi sinh viên SAKURA tại Nhật Bản
  • Học Thạc sỹ kết hợp (1 năm tại Đại học Nagaoka) với nhiều học bổng hỗ trợ
  • Sinh viên có cơ hội tham gia các chương trình trao đổi học tập, nghiên cứu hoặc học chuyển tiếp tại các trường đối tác danh tiếng tại Nhật Bản, Hàn Quốc, .v.v
  • Ngoài ra, trong quá trình học sinh viện được thực tập trải nghiệm môi trường làm việc thực tế tại các tập đoàn, doanh nghiệp, viện nghiên cứu đối tác của Viện.

THỜI GIAN ĐÀO TẠO

ĐÀO TẠO CỬ NHÂN

(4 năm)

Theo 2 định hướng:

  • KT Hạt nhân Ứng dụng
  • Vật lý Y học Bức xạ

ĐÀO TẠO KỸ SƯ CHUYÊN SÂU ĐẶC THÙ

(5,5 năm)

Theo 2 định hướng:

  • KT Hạt nhân Ứng dụng
  • Vật lý Y học Bức xạ

ĐÀO TẠO TÍCH HỢP

CỬ NHÂN – THẠC SĨ

(5,5 năm)

Theo 2 định hướng:

  • KT Hạt nhân Ứng dụng
  • Vật lý Y học Bức xạ

KIẾN THỨC ĐÀO TẠO

  • Kiến thức Có kiến thức cơ sở về toán và khoa học vững chắc để thích ứng tốt với những công việc về công nghệ – kỹ thuật, chú trọng khả năng áp dụng kiến thức cơ sở và cốt lõi của ngành Kỹ thuật hạt nhân, sử dụng các công cụ hiện đại để thu thập, phân tích dữ liệu, tham gia thiết kế và đánh giá các giải pháp kỹ thuật, vận hành các hệ thiết bị ứng dụng kỹ thuật và công nghệ cao.
  • Kỹ năng
    • Có kỹ năng chuyên nghiệp cần thiết, có khả năng tự học và nâng cao trình độ để thành công trong nghề nghiệp;
    • Có kỹ năng xã hội cần thiết, kỹ năng mềm để làm việc hiệu quả trong nhóm và trong môi trường quốc tế;
    • Có năng lực tham gia thiết kế, khả năng hình thành ý tưởng để thiết kế, xây dựng, đưa ra giải pháp kỹ thuật trong vận hành và nghiên cứu.
  • Ngoại ngữ
    • Sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong giao tiếp và công việc, đạt điểm TOEIC 500 trở lên.

Chi tiết khối kiến thức tại đây: Giới thiệu PH2, Khung CTĐT

CƠ HỘI VIỆC LÀM

Các vị trí việc làm tiêu biểu:

  • Cán bộ kỹ thuật tại các cơ sở công nghiệp sử dụng kỹ thuật hạt nhân, đo lường và phân tích bức xạ, kiểm tra không phá hủy, đo mức bằng phóng xạ, … (Tổng công ty lắp máy LILAMA, Trung tâm đánh giá không phá hủy, công ty dịch vụ kỹ thuật hang không, .v.v.)
  • Cán bộ, giảng viên, nhà khoa học tại các viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước có sử dụng nguồn phóng xạ, máy gia tốc, lò phản ứng hạt nhân (Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, Viện Khoa học Kỹ thuật Hạt nhân, Trung tâm Chiếu xạ)
  • Cán bộ kỹ thuật các doanh nghiệp, công ty tư vấn – dịch vụ – chuyển giao công nghệ
  • Cán bộ quản lý và nghiên cứu tại các cơ quan liên quan đến bức xạ hạt nhân (Cục An toàn bức xạ hạt nhân, Cục Năng lượng nguyên tử, Sở khoa học công nghệ các tỉnh thành)
  • Làm việc tại bệnh viện và các cơ sở y tế với vai trò là kỹ sư y vật lý

Hầu hết có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp với mức lương phổ biến từ 6 – 10 triệu đồng/tháng.

CỰU SINH VIÊN & VỊ TRÍ VIỆC LÀM TIÊU BIỂU

ThS. Tạ Thị Vân Anh

Tổng Giám đốc

Công ty Phần mềm CNTT ứng dụng trong Y tế – ISOFH

ThS. Trần Bá Bách

Kỹ sư trưởng

Bệnh viện Vinmec

ThS. Lưu Nam Hải

Thanh sát viên

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA

PGS.TS. Nguyễn Tuấn Khải

Cục trưởng

Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân

PGS.TS. Vương Hữu Tấn

Chủ tịch

Hội Năng lượng Nguyên tử Việt Nam

TS. Trần Ngọc Toàn

Chủ tịch

Hội Vật lý Y khoa Việt Nam

TS. Lê Trường Sơn

Nghiên cứu viên

PTN Đo đạc Vật lý

Viện Tiêu chuẩn Đo lường Mỹ (NIST)

TS. Phan Sơn Hải

Viện trưởng

Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt

ThS. Nguyễn An Trung

Giám đốc

Trung tâm Hỗ trợ Kỹ thuật An toàn Bức xạ và Ứng phó sự cố (VARANS)

ThS. Nguyễn Công Chiến

System Design Section

Medical & Advanced Equipment Unit

Sumitomo Heavy Industries, Ltd, Japan

TS. Hồ Hải Quân

Nghiên cứu viên

Viện Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản (JAEA)

KS. Lê Minh Tiến

Chuyên gia NDT bậc III

Cty CP Lắp máy & TN Cơ điện EMETC

KS. Vũ Quang Hưng

Chuyên gia NDT bậc III

Cty CP Lắp máy & TN Cơ điện EMETC

ThS. Trần Đăng Mạnh

Trưởng phòng

Phòng Hỗ trợ Kỹ thuật

Trung tâm đánh giá không phá huỷ NDE (VINATOM)

TS. Phạm Như Việt Hà

Giám đốc

Trung tâm Năng lượng Hạt nhân

Viện Khoa học Kỹ thuật Hạt nhân (VINATOM)

KS. Cao Văn Hiệp

Nghiên cứu viên

Viện Hoá Học Môi trường Quân sự, Bộ Quốc Phòng

ThS. Mai Thái Học

Kỹ sư Y Vật lý

Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu

Bệnh viện Bạch Mai

ThS. Nguyễn Thị Thanh Hồng

Kỹ sư Y Vật lý

Khoa Y học Hạt nhân

Bệnh viện 103