Chọn Khoa Vật lý kỹ thuật để tạo dựng tương lai!
HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY

Vật lý Kỹ thuật

  • Mã tuyển sinh: PH1
  • Chỉ tiêu: 200

Kỹ thuật Hạt nhân

  • Mã tuyển sinh: PH2
  • Chỉ tiêu: 40

Vật lý Y khoa

  • Mã tuyển sinh: PH3
  • Chỉ tiêu: 60
Xem chi tiết
SỰ KIỆN
CỰU SINH VIÊN
Xem thêm

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ TUYỂN SINH 2021

HỎI ĐÁP VỀ TUYỂN SINH
Tại sao là Vật lý kỹ thuật?

Vật lý kỹ thuật là lĩnh vực kết hợp các kiến thức vật lý, sự hỗ trợ của công nghệ thông tin với các lĩnh vực khoa học kỹ thuật hiện nay. Nó sẽ giúp cho người học có kiến thức đủ mạnh để áp dụng vật lý trong các vấn đề kỹ thuật và công nghệ đặt ra trong bối cảnh thời đại.

Vật lý kỹ thuật học những gì và chương trình học thế nào?

Hiện nay tại Viện Vật lý kỹ thuật – ĐHBK Hà Nội có ba ngành: PH1 (Vật lý kỹ thuật), PH2 (Kỹ thuật Hạt nhân), PH3 (Vật lý Y khoa), theo đó, sinh viên được lựa chọn học các lĩnh vực như sau:

  • Quang học và quang điện tử: lĩnh vực liên quan đến quang học, laser, LED, plasma, hệ thống truyền tín hiệu quang, vật liệu biến đối năng lượng quang như pin mặt trời, màn hình hiển thị… và ứng dụng của lĩnh vực này trong cuộc sống;
  • Vật liệu điện tử và công nghệ nano: lĩnh vực liên quan đến điện, điện tử, các công nghệ vi điện tử chế tạo linh kiện trong các mạch điện tử, phát triển công nghệ nano, công nghệ sinh học nano tạo ra các linh kiện, vật liệu mới ứng dụng trong khoa học kỹ thuật, đáp ứng như cầu về nhân lực ở trình độ cao.
  • Vật lý Tin học: lĩnh vực liên quan đến mô phỏng, tính toán các hiệu ứng, hiện tượng vật lý, robot và các hệ thống điều khiển, mạng máy tính, lập trình và hệ thống nhúng… ứng dụng trong cả nghiên cứu và sản xuất.
  • Kỹ thuật Hạt nhân – Vật lý y sinh: trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và các ứng dụng mới nhất của vật lý hạt nhân như thế hệ nhà máy điện mới, thế hệ lò phản ứng mới, và đặc biệt nổi bật trong thời gian gần đây là ứng dụng của vật lý hạt nhân trong nông, công nghiệp, sinh học, y học, khảo cổ, quốc phòng và trong môi trường. Một hướng khác được quan tâm là ứng dụng trong y sinh, điều trị và nghiên cứu trong y học sử dụng các kỹ thuật hạt nhân.
  • Vật lý Y khoa: trang bị cho sinh viên các kiến thức về khoa học kỹ thuật trong Y học, sinh viên tốt nghiệp ngành Vật lý y khoa có thể đảm nhận tốt công việc chuyên môn tại các bệnh viện, Viện nghiên cứu, trường đại học, các công ty về thiết bị y tế, các trung tâm kiểm tra chất lượng thiết bị y tế, cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn bức xạ. Các công việc chính như: Tư vấn mua sắm trang thiết bị, lắp đặt thiết bị y tế, tham gia hoạt động lâm sàng, chăm sóc và điều trị bệnh nhân...

Sinh viên có thể lựa chọn các chương trình đạo tạo hệ Cử nhân (đại học) 4 năm, hoặc lựa chọn học chương trình chuyên sâu hệ Kỹ sư (đại học) 5 năm, hoặc lựa chọn chương trình tích hợp cử nhân-thạc sỹ (nhận bằng thạc sỹ) 5,5 năm. Các CTĐT có thể thay đổi linh hoạt theo mong muốn của sinh viên

Xem thêm: Chương trình đào tạo ngành Vật lý kỹ thuật

Sinh viên được trang bị thêm các kỹ năng gì?
  • Ngoại ngữ: Sinh viên được trang bị khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo, đây là một lợi thế quan trọng trong việc phát triển công việc sau khi tốt nghiệp.
Sinh viên VLKT trong lớp bổ trợ kỹ năng tin học
  • Nghiên cứu khoa học: Sinh viên được tham gia vào các nhóm nghiên cứu ngay từ năm thứ nhất, giúp các bạn tiếp cận với máy móc, thiết bị hiện đại để thực hành và vận dụng các kiến thức được học.
GS. Nguyễn Đức Chiến trong buổi hướng dẫn sinh viên VLKT trong việc NCKH
  • Kỹ năng mềm: Sinh viên được tham gia các hoạt động tập thể để tăng cường khả năng giao tiếp, làm việc nhóm. Thông qua câu lạc bộ, Viện cũng tạo môi trường và hỗ trợ các bạn phát triển các kĩ năng về thuyết trình, lập kế hoạch, quản lý thời gian, kĩ năng tin học…
  • Nghiên cứu đổi mới & sáng tạo: Viện Vật lý kỹ thuật sẵn sàng hỗ trợ các ý tưởng phát triển sản phẩm ứng dụng vào thực tế của các bạn sinh viên. Nhiều nhóm sinh viên đã có các sản phẩm nghiên cứu, các giải thưởng từ chính sự hỗ trợ này.
Các ý tưởng và sáng kiến của sinh viên luôn được hỗ trợ, động viên trong việc hiện thực hóa sản phẩm
Sau khi học, sinh viên sẽ làm ở đâu, tỷ lệ việc làm ra sao?

Với các kiến thức, kỹ năng được học, các Cử nhân/Kỹ sư ngành Vật lý kỹ thuật thường nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp như trở thành kỹ sư tại các doanh nghiệp sản xuất, chế tạo; nhà nghiên cứu; chuyên gia viết dự án, chính sách khoa học công nghệ tại các cơ quản quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, các bạn còn có thể lựa chọn hướng đi khác là tiếp tục học tập sau đại học tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Hàn, Pháp, Thụy Điển, Bỉ, Hà Lan….

Đặc biệt, trong thời gian gần đây, với sự đầu tư ngày càng mạnh của các công ty công nghệ cao vào Việt Nam như LG-Innotek, Samsung, Seoul Semiconductor (công ty sản xuất LED thứ 3 thế giới, số lượng bằng sáng chế về LED số 1 thế giới), Haesung Vina (chế tạo thấu kính cho điện thoại), BoViet (chuyên sản xuất pin mặt trời), các công ty của Nhật như Panasonic, Daikin, Canon, Brother hay sự phát triển của các công ty công nghệ cao trong nước như Viettel, Vinfast, Rạng Đông, các công ty công nghệ Nissan Tech, FPT, VNPT, CMC.. cơ hội công việc của sinh viên ngành VLKT đang ngày càng lớn và hấp dẫn, rất nhiều người đã đảm nhận các vị trí vị trí về quản lý kỹ thuật, chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới cho các tập đoàn, công ty công nghệ cao chỉ sau khi tốt nghiệp vài năm.

Riêng sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật hạt nhân – ngành đặc thù và truyền thống của riêng ĐHBK Hà Nội - là nguồn nhân lực mạnh, có cơ hội làm việc ở các lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn cao như: các công ty cung cấp dịch vụ kỹ thuật chụp ảnh phóng xạ, kiểm tra không phá hủy mẫu tại các sân bay, nhà máy nhiệt điện, nhà máy lọc dầu … tại các cơ sở nghiên cứu và ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình như Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân, đặc biệt là tại các cơ sở xạ trị như các cơ sở xử lý chế biến nông sản, các cơ sở y tế sử dụng kỹ thuật hạt nhân trong nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị bệnh như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K, BV TW quân đội 108 và 103 và các BV u bướu các tỉnh... Hơn nữa, hiện nay các kỹ sư vận hành các thiết bị chiếu xạ chỉ duy nhất được đào tạo tại Viện VLKT, trường ĐHBK Hà Nội.

Tỷ lệ sinh viên sau khi tốt nghiệp ra mở các doanh nghiệp riêng cũng rất nhiều và đa dạng trong nhiều lĩnh vực như: sản xuất các thiết bị KHKT, cung cấp các giải pháp CNTT trong sản xuất và gia đình, các lĩnh vực về y tế, điện, điện tử, xử lý môi trường

Sau 3 tháng tốt nghiệp, tỷ lệ sinh viên có việc làm chiếm trên 80% và sau 6 tháng, tỷ lệ công việc của sinh viên đạt gần 100%. Trong năm 2019, mức lương trung bình của sinh viên sau khi tốt nghiệp là 10-12 triệu đồng/tháng.

Học bổng, phần thưởng hỗ trợ học tập cho sinh viên như thế nào?

Đại học Bách khoa Hà Nội nói chung và Viện Vật lý kỹ thuật nói riêng luôn tìm kiếm các nguồn kinh phí hỗ trợ sinh viên.

Về phía Nhà trường: các nguồn học bổng Tài năng, học bổng học tập hàng năm với nguồn kinh phí được trích từ học phí của sinh viên cho các em học giỏi hoặc sinh viên khó khăn, các nguồn học bổng từ các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước. Tất cả đều công khai, minh bạch và tất cả sinh viên có quyền đăng ký nếu đáp ứng các tiêu chí đề ra;

Hỗ trợ của Viện Vật lý kỹ thuật từ Quĩ sáng tạo KHKT sinh viên Viện, từ quĩ học bổng do Viện xây dựng từ các cá nhân, tổ chức, cựu sinh viên đóng góp, từ các học bổng của các doanh nghiệp, của các đề tài nghiên cứu do các thầy cô giáo thực hiện…

Nhiều sinh viên trong quá trình học đã nhận được học bổng của Trường ĐHBK Hà Nội và Viện Vật lý kỹ thuật, một số em có cơ hội đi trao đổi học tập và thực tập ở nước ngoài.

Làm sao em có thể liên hệ?

- Các vấn đề giải đáp chung về tuyển sinh các ngành học, chỉ tiêu, điểm chuẩn các năm:

- Giới thiệu Viện Vật lý kỹ thuật, tư vấn các ngành học:

- Tư vấn online thông qua: SMS, Facebook, Zalo, MS teams, Zoom…

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỎI ĐÁP

Copyright © 2020 - Viện Vật lý kỹ thuật