Chương trình đào tạo Tiến sỹ Vật lý lý thuyết và vật lý toán

Chương trình đào tạo Tiến sỹ Vật lý lý thuyết và vật lý toán

NGÀNH ĐÀO TẠO TIẾN SỸ

VẬT LÝ LÝ THUYẾT VÀ VẬT LÝ TOÁN

MÃ CHUYÊN NGÀNH: 9440103

HÌNH THỨC TUYỂN SINH:

  • Xét tuyển.

MÃ CHUYÊN NGÀNH: 9440103

HÌNH THỨC TUYỂN SINH:

  • Xét tuyển.

Thời gian : 3-4 năm

Học phí: ~ 80trđ/toàn thời gian học

Chuyên ngành: Vật lý lý thuyết và vật lý toán

Đăng ký Online

Qua 3 bước

Điền thông tin theo Form trực tuyến để đăng ký Thạc sỹ qua 3 bước: Điền Form -Xác nhận Email – In phiếu.

Đặt lịch tư vấn

Cần lựa chọn

Hãy để lại thông tin để tuyển sinh ĐHBKHN giúp bạn giải đáp thắc mắc và lựa chọn chương trình Tiến sĩ/Nghiên cứu sinh phù hợp.

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO & CHUẨN ĐẦU RA

1 Mục tiêu đào tạo

1.1 Mục tiêu chung

Đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Vật lý lý thuyết và vật lý toán có trình độ chuyên môn sâu cao, có khả năng nghiên cứu và lãnh đạo nhóm nghiên cứu các lĩnh vực của chuyên ngành, có tư duy khoa học, có khả năng tiếp cận và giải quyết các vấn đề khoa học chuyên ngành, có khả năng trình bày – giới thiệu các nội dung khoa học, đồng thời có khả năng đào tạo các bậc Đại học và Cao học.

1.2 Mục tiêu cụ thể

Sau khi đã kết thúc thành công chương trình đào tạo, Tiến sĩ chuyên ngành Vật lý lý thuyết và vật lý toán:

  • Có khả năng tiếp cận các vấn đề thời sự thuộc lĩnh vực chuyên ngành của bản thân.
  • Bước đầu có khả năng đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu, tham gia hoặc tiến hành các nghiên cứu trong lĩnh vực Vật lý Lý thuyết.
  • Có năng lực sư phạm và chuyên môn để hoàn thành giảng dạy các môn học ở các trình độ Đại học, sau Đại học.
  • Có khả năng trình bày, giới thiệu các vấn đề khoa học trong các hội nghị, hội thảo thuộc lĩnh vực Vật lý Lý thuyết.

2 Thời gian đào tạo

Thời gian đào tạo là 3 năm đối với NCS có bằng tốt nghiệp ThS, 4 năm đối với NCS có bằng tốt nghiệp ĐH. Trong 24 tháng đầu, NCS phải dành ít nhất 12 tháng theo học tập trung liên tục tại Trường. 3 Khối lượng kiến thức Khối lượng học tập tối thiểu 106 tín chỉ đối với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp thạc sĩ.

Trong đó:

  • Luận án tiến sĩ tương đương với 90 tín chỉ (tương đương 30 TC/năm)
  • Tiểu luận tổng quan: 02 tín chỉ
  • Học phần tiến sĩ: tối thiểu 08 tín chỉ.
  • Chuyên đề tiến sĩ: 06 tín chỉ (3 chuyên đề tiến sĩ, mỗi chuyên đề 02 tín chỉ)
  • Các học phần bổ sung: từ 4 đến 16 tín chỉ đối với NCS có bằng tốt nghiệp thạc sĩ chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng hoặc thạc sĩ ngành gần với ngành đăng ký làm tiến sĩ.

Đối với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp đại học: các học phần bổ sung bao gồm các học phần ở trình độ thạc sĩ thuộc ngành hoặc chuyên ngành (sau đây gọi chung là ngành) tương ứng, trừ các học phần ngoại ngữ và luận văn để đảm bảo nghiên cứu sinh đạt chuẩn đầu ra Bậc 7 của Khung trình độ quốc gia và yêu cầu của lĩnh vực, đề tài nghiên cứu. Khối lượng của các học phần bổ sung được xác định cụ thể cho từng loại đối tượng tại mục 4.

THANG ĐIỂM & NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

  • Khung chương trình đào tạo chi tiết – XEM TẠI ĐÂY
  • Danh mục học phần bổ sung, học phần tiến sĩ, chuyên đề tiến sĩ tại mục 7, Trang 4 – XEM TẠI ĐÂY