Cựu cán bộ

1. Giới thiệu chung:

  • Tên tiếng Anh: Department of Theoretical Physics
  • Trưởng Bộ môn: GS. TS. Vũ Ngọc Tước
  • Địa chỉ: Phòng 210, nhà C10, trường Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Tel.: +84 24 3869 2801

Bộ môn Vật lý lý thuyết (VLLT) là một đơn vị thuộc Viện Vật lý kỹ thuật ra đời ngay từ những ngày đầu thành lập Viện Vật lý kỹ thuật (năm 1985) với đội ngũ gồm giảng viên có trình độ chuyên môn cao và tâm huyết với nghề. Hiện nay, Bộ môn VLLT đảm nhận chức năng giảng dạy các học phần theo định hướng khối kiến thức cơ sở cốt lõi của Vật lý cơ bản, Vật lý lượng tử, Vật lý lý thuyết và Vật lý toán cho kỹ sư Vật lý, thuộc loại hình đào tạo đại học, sau đại học ngành Vật lý kỹ thuật, Kĩ thuật Hạt nhân. Ngoài ra, Bộ môn VLLT cũng tham gia giảng dạy các học phần Vật lý đại cương cho sinh viên toàn trường. Bộ môn VLLT cũng tham gia tích cực các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp, hợp tác trong nước và quốc tế.

Hình 1. Cán bộ Bộ môn Vật lý lý thuyết

2. Lịch sử

Bộ môn Vật lý lý thuyết được thành lập năm 1985 (cũng là năm ra đời của Viện Vật lý kỹ thuật) trên cơ sở là nhóm Vật lý lý thuyết của bộ môn Vật lý đại cương, khoa Toán – Lý, Đại học Bách khoa Hà Nội. Cho đến nay, bộ môn đã trải qua nhiều thời kỳ và giữ ổn định hướng nghiên cứu cho đến hiện nay:

3. Các hướng nghiên cứu

  • Lý thuyết chuyển pha trên các vật liệu siêu dẫn, siêu mạng và tinh thể lỏng;
  • Các tính chất từ của của các vật liệu màng mỏng;
  • Quang học các môi trường bất đẳng hướng;
  • Các tính chất điện từ của các vật liệu thấp chiều;
  • Mô hình hóa cấu trúc;
  • Vật lý các hệ không trật tự;
  • Vật lý hạt cơ bản và vật lý toán (siêu đối xứng, lý thuyết nhóm lượng tử);
  • Vật lý thiên văn và Vũ trụ hạt…

4. Một số kết quả nghiên cứu, sản phẩm tiêu biểu của bộ môn

Các đề tài đang thực hiện

Cấp Bộ:

1. Nghiên cứu các tính chất điện từ của hệ vật liệu dị hướng. Chủ nhiệm: TS. Phó Thị Nguyệt Hằng. Mã số: B2008-01-181.

2. Ảnh hưởng của sự biến đổi các tham số vật lý và hình học lên tính chất điện của hạt tải trong giếng lượng tử bán dẫn. Chủ nhiệm: PGS. Nguyễn Huyền Tụng. Mã số: B2009-01-

3. Nghiên cứu mô phỏng động lực học phân tử các đặc tính điện tử và vận tải của cấu trúc nano bán dẫn thấp chiều. Chủ nhiệm: PGS. Vũ Ngọc Tước. Mã số: B2009-01-

Cấp Trường:

1. Biểu diễn nhóm lượng tử trên cơ sở coherent states và ứng dụng trong vật lý. Chủ nhiệm: ThS. Lê Bá Nam.

2. Tương tác spin-quỹ đạo trong hệ điện tử hai chiều. Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Ngọc Tuấn.

Các đề tài đã hoàn thành

Cấp Nhà nước:

1. Các phương pháp mới trong lý thuyết Yang-Mills và ứng dụng để mô tả thống nhất các tương tác cơ bản. Chủ nhiệm: GS. Nguyễn Viễn Thọ. Thời gian thực hiện: 2006-2009.

2. Tính dẫn điện của hệ điện tử hai chiều trong các cấu trúc giếng lượng tử bán dẫn. Chủ nhiệm: PGS. Nguyễn Huyền Tụng. Thời gian thực hiện 2006-2008.

3. Mô phỏng vận chuyển lượng tử trong các lin kiện điện tử nano và phân tử. Chủ nhiệm: PGS. Vũ Ngọc Tước. Mã Số: 4.5.1.51. Thời gian thực hiện 2006-2008.

4. Lý thuyết trường phi tuyến – các vấn đề cổ điển và ứng dụng lượng tử. Chủ nhiệm: GS. Nguyễn Viễn Thọ. Thời gian thực hiện: 2001-2005.

5. Lý thuyết cấu trúc hạt nhân. Chủ nhiệm: GS. Nguyễn Viễn Thọ. Thời gian thực hiện: 1996-2000.

Cấp Bộ:

1. Mô phỏng và mô hình hóa các cấu trúc và link kiện nano bán dẫn phân lớp. Chủ nhiệm: PGS. Vũ Ngọc Tước. Mã số: B2005-28-196.

2. Nghiên cứu tính chất điện, quang, từ và điện tử của vật liệu bằng ph­ơng pháp mô hình hoá và ph­ươngng pháp giải tích. Chủ nhiệm: PGS. Đỗ Phương Liên. Mã số: B2004-28-124

3. Nghiên cứu một số tính chất cơ-lý của vật liệu tiờn tiến trong những điều kiện vật lý khác nhau. Chủ nhiệm: PGS. Nguyễn Huyền Tụng. Thời gian thực hiện 2002-2003.

4. Nghiên cứu tính chất cấu trúc, quang, điện, từ của vật liệu bằng ph­ơng pháp mô hình hoá và ph­ơng pháp giải tích. Chủ nhiệm: PGS. Đỗ Phương Liên. Mã số: B2002-28-42.

5. Nghiên cứu tính chất điện từ của vật liệu bất đẳng h­ớng. Chủ nhiệm: TS. Phó Thị Nguyệt Hằng. Mã số: B2006-01-56

(Cập nhật lần cuối: 14/04/2021)