CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
VẬT LÝ KỸ THUẬT
Chương trình đào tạo ĐH ngành Vật lý kỹ thuật (VLKT) với mục đích trang bị cho sinh viên khả năng thiết kế, đề xuất và triển khai các giải pháp kỹ thuật cũng như kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề thực tiễn thông qua các khối kiến thức cơ bản về toán học và vật lý; các kiến thức của ngành học với những định hướng như: Vật liệu và linh kiện điện tử – Công nghệ nano, Năng lượng mặt trời; Quang học – Quang điện tử; Vật lý tin học và lập trình ứng dụng…
MÃ XÉT TUYỂN: PH1
TỔ HỢP MÔN XÉT TUYỂN:
- A00; A01; K00
CHỈ TIÊU TUYỂN SINH: 200
ĐIỂM TRÚNG TUYỂN CÁC NĂM TRƯỚC:
THPT
ĐGTD
25.64
(2021)
23.29
(2022)
24.28
54.68
(2023)
Đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành Vật lý kỹ thuật theo một trong ba định hướng: Vật liệu điện tử và công nghệ nano; Quang học và quang điện tử; Vật lý tin học và lập trình ứng dụng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến thức cốt lõi ngành, có khả năng vận dụng kiến thức chuyên sâu để phân tích thiết kế, xây dựng và phát triển các giải pháp công nghệ, cũng như các hệ thống và dây chuyền thông minh.
Chuẩn đầu ra CTĐT Vật lý kỹ thuật
Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư Vật lý Kỹ thuật của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
1 Kiến thức cơ sở về toán và khoa học rộng và vững chắc để thích ứng tốt với những công việc về khoa học kỹ thuật, chú trọng khả năng áp dụng kiến thức cơ sở và cốt lõi của ngành Vật lý kỹ thuật, sử dụng các công cụ hiện đại để thu thập, phân tích dữ liệu, tham gia thiết kế và đánh giá các giải pháp kỹ thuật, vận hành các dây chuyền sản xuất có ứng dụng kỹ thuật và công nghệ cao
1.1 Khả năng hiểu biết và áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý và hiểu biết cơ bản về hóa học, công nghệ thông tin;
1.2 Khả năng hiểu biết và áp dụng kiến thức cơ sở của ngành học để xác định, phân tích và giải quyết các vấn đề về vật lý và kỹ thuật;
1.3 Khả năng áp dụng kiến thức cốt lõi của ngành học Vật lý kỹ thuật và các công cụ hiện đại để thu thập, phân tích dữ liệu, tham gia thiết kế và đánh giá các giải pháp kỹ thuật, vận hành các dây chuyền sản xuất có ứng dụng kỹ thuật và công nghệ cao;
1.4 Có khả năng áp dụng các kiến thức cốt lõi của ngành học Vật lý kỹ thuật để thực hiện, phân tích và giải quyết một vấn đề cụ thể
- Có kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết, khả năng tự học và nâng cao trình độ để thành công trong nghề nghiệp
2.1 Có khả năng lập luận phân tích, phát hiện và giải quyết vấn đề kỹ thuật
2.2 Có khả năng hiểu biết, để tư duy một cách hệ thống
2.3 Tính năng động, nghiêm túc và kiên trì
2.4 Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức
2.5 Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.
2.6 Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.
- Có kỹ năng xã hội cần thiết, khả năng sử dụng ngoại ngữ để làm việc hiệu quả trong nhóm và trong môi trường quốc tế
3.1 Kỹ năng hợp tác, tổ chức và làm việc theo nhóm
3.2 Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
3.3 Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC 500 trở lên.
- Có năng lực tham gia thiết kế, khả năng hình thành ý tưởng để thiết kế, xây dựng, đưa ra giải pháp kỹ thuật trong nghiên cứu và sản xuất
4.1 Nhận thức về mối liên hệ mật thiết và ảnh hướng của giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa
4.2 Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, khả năng tham gia xây dựng dự án
4.3 Năng lực tham gia thiết kế hệ thống/quá trình/sản phẩm/giải pháp kỹ thuật
4.4 Năng lực tham gia thực thi/chế tạo/triển khai hệ thống/quá trình/sản phẩm/giải pháp kỹ thuật.
CƠ HỘI HỌC BỔNG VÀ HỖ TRỢ HỌC TẬP
Học bổng và hỗ trợ tài chính
Bên cạnh nguồn học bổng và hỗ trợ tài chính của Trường ĐHBK Hà Nội, sinh viên theo học ngành VLKT có cơ hội nhận:
- 100 triệu đồng học bổng dành cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Sinh viên được hỗ trợ và tạo điều kiện để có thể xin học bổng từ các quỹ học bổng quốc tế và cơ hội đi trao đổi và thực tập ở nước ngoài.
Ngoài ra, sinh viên có khả năng giảng dạy và nghiên cứu tốt có thể tham gia làm trợ giảng (Teaching Assistant – TA, hỗ trợ các thầy cô giảng dạy), hay trợ lý nghiên cứu (Research Assistant – RA, hỗ trợ và cùng làm nghiên cứu với các thầy cô tại hệ thống các phòng thí nghiệm của Viện), kèm theo Chứng nhận chính thức của Viện để sau này các em có điều kiện thuận lợi xin học bổng du học. Hiện tại, Viện là đơn vị duy nhất triển khai các chương trình này trong Trường.
Học tích hợp cử nhân – thạc sỹ: sinh viên có cơ hội được nhận học bổng miễn giảm học phí của Nhà trường, học bổng hỗ trợ đào tạo sau đại học của các tập đoàn, tổng công ty trong và ngoài nước.
Học bổng trao đổi sinh viên và cơ hội thực tập
Sinh viên có cơ hội tham gia các chương trình trao đổi học tập, nghiên cứu hoặc học chuyển tiếp tại các trường đối tác danh tiếng tại các nước tiên tiến như: Đức, Pháp, Mỹ, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc,…
Ngoài ra, trong quá trình học sinh viện được thực tập trải nghiệm môi trường làm việc thực tế tại các doanh nghiệp đối tác của Viện.
THỜI GIAN ĐÀO TẠO
ĐÀO TẠO CỬ NHÂN
(4 năm)
Cử nhân định hướng các lĩnh vực: Vật liệu điện tử và CN nano; Quang học – Quang điện tử; Vật lý tin học – lập trình ứng dụng; Phân tích – đo lường vật lý.
ĐÀO TẠO KỸ SƯ CHUYÊN SÂU ĐẶC THÙ
(5,5 năm)
Ba chuyên ngành: Vật liệu điện tử và Công nghệ nano; Quang học và Quang điện tử; Vật lý tin học và lập trình ứng dụng.
ĐÀO TẠO TÍCH HỢP
CỬ NHÂN – THẠC SĨ
(5,5 năm)
- Cử nhân – Thạc sĩ Vật lý kỹ thuật;
- Cử nhân – Thạc sĩ Vật lý lý thuyết.
KIẾN THỨC ĐÀO TẠO
- Kiến thức
- Có kiến thức cơ sở về toán và khoa học rộng, vững chắc để thích ứng tốt với những công việc về khoa học kỹ thuật
- Chú trọng khả năng áp dụng kiến thức cơ sở và cốt lõi của ngành VLKT
- Sử dụng các công cụ hiện đại để thu thập, phân tích dữ liệu, tham gia thiết kế và đánh giá các giải pháp kỹ thuật, vận hành các dây chuyền sản xuất có ứng dụng kỹ thuật và công nghệ cao.
- Kỹ năng
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết, khả năng tự học và nâng cao trình độ để thành công trong nghề nghiệp;
- Kỹ năng xã hội cần thiết, khả năng sử dụng ngoại ngữ để làm việc hiệu quả trong nhóm và môi trường quốc tế;
- Năng lực tham gia thiết kế, khả năng hình thành ý tưởng để thiết kế, xây dựng, đưa ra giải pháp kỹ thuật trong nghiên cứu và sản xuất.
- Ngoại ngữ
- Sử dụng hiệu quả ngôn ngữ Tiếng Anh trong giao tiếp và công việc, đạt điểm TOEIC từ 500 trở lên
Chi tiết khối kiến thức tại đây: Giới thiệu PH1, Khung CTĐT
CƠ HỘI VIỆC LÀM
Các vị trí việc làm tiêu biểu:
- Kỹ sư nghiên cứu và phát triển sản phẩm (Kỹ sư R&D), kỹ sư vận hành trong các tập đoàn, công ty sản xuất sử dụng công nghệ cao như Tổng công ty công nghiệp công nghệ cao Viettel, VinES, Rạng Đông, Samsung, LG, Seoul Semiconductor, BoViet, Jinko Solar…;
- Kỹ sư phân tích, kiểm soát chất lượng (QC), kỹ sư đảm bảo chất lượng (QA) trong các tập đoàn, công ty sản xuất sử dụng công nghệ cao như Tổng công ty công nghiệp công nghệ cao Viettel, VinES, Rạng Đông, Samsung, LG, Seoul Semiconductor, BoViet, Jinko Solar…;
- Giảng viên, chuyên gia nghiên cứu ở các Đại học và Viện nghiên cứu trọng điểm trong nước và quốc tế;
- Khởi nghiệp trong lĩnh vực thiết bị, hệ thống thông minh ứng dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực vật lý kỹ thuật (vật lý hiện đại, công nghệ nano,…);
- Kỹ sư phần mềm tại các công ty phần mềm (với các bạn tốt nghiệp chuyên ngành Vật lý tin học)
100% sinh viên có việc làm sau 01 năm tốt nghiệp với mức lương trung bình từ 11-15 triệu đồng/tháng