Danh sách cán bộ
  1. Giới thiệu Trung tâm
  • Giám đốc: ThS. Nguyễn Xuân Chiến
  • Địa chỉ: Phòng 208- D3, Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Điện thoại liên hệ:

Ảnh

Trung tâm thí nghiệm-thực hành Vật lý được thành lập theo quyết định số: 1318/QĐ-ĐHBK ngày 6 tháng 02 năm 2024 của Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội theo đề án chuyển đổi mô hình từ Viện Vật lý kỹ thuật thành Khoa Vật lý kỹ thuật.

Nhân sự của Trung tâm gồm các CBKT của Khoa, đảm nhiệm công tác đào tạo, phục vụ đào tạo thực hành, thí nghiệm Vật lý và quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị của Khoa.

Các học phần thí nghiệm, thực hành được giảng dạy tại Trung tâm bao gồm: các học phần Vật lý Đại cương 1, 2, 3 cho sinh viên hệ đại học chính quy gồm chương trình đào tạo chuẩn và các chương trình đào tạo tinh hoa như chương trình tài năng, chương trình tiên tiến, chương trình hợp tác quốc tế… toàn Đại học; cùng với các học phần chuyên ngành theo các chương trình đào tạo của Khoa gồm Chương trình Vật lý kỹ thuật (PH1); Chương trình Kỹ thuật Hạt nhân (PH2); Chương trình Vật lý y khoa (PH3).

Về chuyên môn, Trung tâm phối hợp với các nhóm chuyên môn của Khoa để xây dựng các bài thí nghiệm Vật lý đại cương, thí nghiệm Vật lý đại cương chứng minh,  thí nghiệm chuyên ngành theo khung chương trình đào tạo của Bộ. Ngoài ra, Trung tâm tham gia / thực hiện công tác chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất thiết bị thí nghiệm, thực hành, các đề tài / dự án theo định hướng nghiên cứu phát triển của Khoa.

 

2/ Các thiết bị thí nghiệm Vật lý Đại cương hiện có:

STT Các bộ thí nghiệm vật lý
1 Làm quen với các dụng cụ đo độ dài
2 Xác định mô-men quán tính của vật rắn đối xứng. Nghiệm lại định lýSsteiner-Huygens
3 Khảo sát dao động của con lắc vật lý – Xác định gia tốc trọng trường
4 Xác định bước sóng và vận tốc truyền âm trong không khí bằng phương pháp cộng hưởng sóng dừng
5 Xác định các đại lượng cơ bản trong chuyển động quay của vật rắn
6 Xác định tỉ số nhiệt dung phân tử Cp/Cv của không khí
7 Đo điện trở bằng mạch cầu Wheatston – Đo suất điện động bằng mạch xung đối
8 Khảo sát điện trường của tụ điện phẳng – Xác định hằng số điện môi của teflon
9 Khảo sát mạch cộng hưởng RLC bằng dao động ký điện tử
10 Khảo sát và đo cảm ứng từ dọc theo chiều dài của một ống dây thẳng dài.
11 Khảo sát hiện tượng từ trễ – Xác định năng lượng tổn hao từ hóa sắt từ
12 Xác định định điện tích riêng của electron bằng phương pháp magnetron
13 Xác định bước sóng ánh sáng bằng vân tròn Newton
14 Nghiệm lại định luật Malus về phân cực ánh sáng dùng tia laser
15 Xác định bước sóng của chùm laser bằng nhiễu xạ qua cách tử phẳng
16 Nghiệm định luật bức xạ nhiệt Stefan-Boltzmann
17 Xác định hằng số Planck bằng hiệu ứng quang điện ngoài
18 Khảo sát các đặc tính của diode và transistor
19 Xác định bước sóng của chùm laser bằng giao thoa qua khe Young
20 Xác định chiết suất của bản thuỷ tinh bằng kính hiển vi
21 Xác định tiêu cự của thấu kính hội tụ và phân kỳ
22 Nghiệm hệ thức bất định Heisenberg bằng nhiễu xạ qua khe hẹp
23 Hiện tượng từ nhiệt – Xác định nhiệt độ Curie của sắt từ
24 Máy đo thời gian hiện số
25 Bộ nguồn một chiều và xoay chiều 0-12V- 3A
26 Bộ nguồn một chiều 0-12V- 5A
27 Bộ nguồn một chiều 0-300V- 500mA
28 Milivônkế điện tử
29 Bộ nguồn phát tia laser
31 Các bộ cảm biến (sensor) quang điện , nhiệt điện , …
32 Cách tử nhiễu xạ, khe Young, các loại khe hẹp, kính phân cực…

3/ Các thiết bị thí nghiệm Chuyên ngành hiện có: