Công ty start-up công nghệ về Vật liệu Pin Lithium nhận vốn đầu tư 45 triệu đô la

Công ty start-up công nghệ về Vật liệu Pin Lithium nhận vốn đầu tư 45 triệu đô la

Sila Technologies – công ty đối tác của các tập đoàn ô tô lớn như BMW và Daimler Nguồn ảnh: silanano.com

Sila Technologies, công ty đối tác của các ông lớn như BMW và Daimler về lĩnh vật liệu cho pin Lithium, vừa nhận được gói đầu tư trị giá 45 triệu đô la và tuyển dụng được hai giám đốc điều hành nổi tiếng trong đó có Kurt Kelty,  người đã lãnh đạo nhóm phát triển pin Lithium ở Tesla  trong hơn một thập kỷ.

Kurt Kelty, một thành viên trong ban cố vấn của Sila Nano, đã được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch bộ phận sản xuất Pin cho ô tô, theo thông báo của Sina Nanotechnologies. Sina Nanotechnologies cũng đã bổ nhiệm Bill Mulligan, cựu phó chủ tịch điều hành toàn cầu tại SunPower, làm Giám đốc điều hành đầu tiên của công ty. Kelty là một lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm trong các công ty start-up công nghệ cao. Gần đây nhất, ông đảm nhiệm vị trí phó chủ tịch điều hành cao cấp tại Plenty – công ty chuyên về hệ thống trồng cây nhiều tầng trong nhà kính. Nhưng ông được biết nhiều nhất khi làm việc ở Tesla, nơi mà ông được coi là cầu nối quyết định giữa Tesla – công ty sản xuất ô-tô và – Panasonic – đối tác chuyên cung cấp pin Lithium cho ô-tô.

Giải thích cho quyết định của mình, Kelty nhận định về tương lai của ngành Pin Lithium: “Là một thành viên trong ban cố vấn của Sila Nano, tôi đã nhận thấy các kết quả đột phá về ngành pin hóa học và tôi không thể bỏ lỡ cơ hội để đưa đột phá ấy tiến xa hơn và dẫn dắt các nỗ lực hợp tác giữa tập đoàn ô tô

Công ty Sila cho biết thêm rằng khoản đầu tư 45 triệu đô la đến từ Ủy ban Kế hoạch Đầu Tư Canada đã nâng tổng số vốn đầu tư vào công ty lên 340 triệu đô la. Đầu năm 2019, Sila Nano đã được Daimler AG đảm bảo khoản đầu tư trị giá 170 triệu đô la cho các hoạt động phát triển vật liệu Pin Lithium. Việc mở rộng đội ngũ lãnh đạo và tăng cường vốn đầu tư vào công ty được định giá 1 tỷ đô này nhằm mục đích sớm đẩy nhanh việc đưa các sản phẩm mới ra thị trường.

Công nghệ chủ chốt của Sila Nanotechnologies  là dùng Silic thay thế cho graphit (một họ hàng của than chì) ở điện cực âm trong pin Lithium mà không cần thay đổi quy trình sản xuất. Công ty tuyên bố rằng, với công nghệ mới  này họ có thể cải thiện mật độ năng lượng tích trữ trong  pin lên thêm 20% và tối đa tới 40% so với pin Lithium truyền thống.

Công nghệ Pin Lithium dựa trên điện cực Silic Nguồn ảnh: Sila Nanotechnologies

Điều này được giải thích là do:

Một pin Lithium bao gồm hai điện cực: một điện cực âm (anode) và một điện cực dương (cathode). Giữa hai điện cực là chất điện ly đóng vai trò là chất vận chuyển hạt mang điện – ở đây là ion Lithium – giữa các điện cực khi xạc và xả pin (sử dụng). Trong pin Lithium truyền thống, graphit được sử dụng như làm điện cực âm, tuy nhiên điện cực âm sử dụng Silic có thể tích trữ được nhiều ion hơn Lithium hơn.

Cốt lõi vấn đề là – và các nhóm khác cũng đang phát triển theo hướng này – khi thay thế graphit trong pin bằng silic, sẽ có nhiều không gian để đưa thêm vào các vật liệu có hoạt tính cao hơn. Điều này về mặt lý thuyết cho phép tăng mật độ năng lượng tích trữ – hay tăng lượng năng lượng tích trữ trong một đơn vị thể tích – của pin.

Mặt khác sử dụng silic còn giúp giảm giá thành. Điều này cho ta một sản phẩm pin vừa rẻ hơn vừa tích trữ được nhiều năng lượng hơn – tăng thời gian sử dụng hay tăng quãng đường đi được trong một lần sạc pin. Công ty cho biết sản phẩm của họ có thể được sử dụng trong các thiết bị điện tử dân dụng như như tai nghe không dây, đồng hồ thông minh hay xe điện — và thậm chí là lưu trữ năng lượng cho lưới điện.

Công ty đã xây dựng dây chuyền sản xuất đầu tiên vào năm 2018. Giám đốc điều hành Sila Nanotechnologies, Gene Berdichevsky, cho biết dây chuyền sản xuất này có khả năng sản xuất vật liệu để chế tạo được lượng pin có thể tích trữ 50 megawatt. Gene Berdichevsky là một trong những nhân viên đầu tiên của Tesla đã dẫn dắt sự phát triển của hệ thống pin cho nhà sản xuất ô-tô Roadster. Gene Berdichevsky là người đã đưa ra giải pháp cho việc tăng tuổi thọ và giảm thiểu hiện tượng cháy nổ trong pin Lithium. Giải pháp của Gene Berdichevsky là kết hợp sử dụng vật liệu truyền nhiệt, các kênh làm mát, thay đổi thiết kết trong pin Lithium. Với giải pháp đó, năm 2020, Gene Berdichevsky (34 tuổi) được tạp chí MIT Technology Review đánh giá là một trong 35 nhà đổi mới dưới 35 tuổi có ảnh hưởng tới nền khoa học công nghệ toàn cầu.

Sila Nanotechnologies cho biết họ đã lên kế hoạch tăng cường sản lượng và cũng như lên kế hoạch đưa sản phẩm phục thiết bị điện tử dân dụng vào thị trường trong năm 2020. Công ty cũng cho biết, họ có kế hoạch hợp tác với công ty chuyên sản xuất pin Amperex Technology Limited và các đối tác như BMW và Daimler để phát triển dòng pin cho ô-tô điện .

Bài viết gốc: https://silanano.com/news/battery-tech-startup-sila-nano-lands-45-million-and-tesla-veteran-kurt-kelty-techcrunch/

Vũ Tiến Lâm (dịch), Nguyễn Công Tú (hiệu đính)