Tin học vật liệu: Tăng tốc nghiên cứu và thiết kế vật liệu mới với trí tuệ nhân tạo

Tin học vật liệu: Tăng tốc nghiên cứu và thiết kế vật liệu mới với trí tuệ nhân tạo

Từ ngày 23 đến 26 tháng 8 năm 2024, tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE, Quy Nhơn, Bình Định) đã diễn ra Hội thảo quốc tế “Tin học vật liệu: Tăng tốc nghiên cứu và thiết kế vật liệu mới với trí tuệ nhân tạo“.

Sự kiện do Hội khoa học Gặp gỡ Việt Nam, ICISE và Trường Đại học VinUni tổ chức, thu hút hơn 60 chuyên gia, nhà khoa học và nghiên cứu sinh đến từ 9 quốc gia trên thế giới.

Trong số các đại biểu tham dự, nhiều diễn giả là những gương mặt có uy tín của lĩnh vực mà hội thảo quan tâm như GS. Claudia Draxl (Đại học Humboldt, Đức); GS David Winkler (Đại học Monash, Úc); GS. Ryo Yoshida (Viện Khoa học Thống kê Tokyo, Nhật Bản); GS Hongbin Zhang (Đại học kỹ thuật Darmstadt, Đức); GS. Kanta Ono (Đại học Osaka, Nhật Bản); GS. Trương Nguyện Thành (Đại học Utah, Mỹ); Phó Hiệu trưởng Trường Đại học VinUni, GS. Laurent El Ghaoui… (Tin thêm về hội nghị xem tại Báo Tuổi trẻ, Báo Lao Động, Báo Nhân dân).

Nội dung các báo cáo của Hội nghị xem tại đây [THÔNG TIN HỘI NGHỊ; TÀI LIỆU HỘI NGHỊ]

Tin học vật liệu hiện đang nổi lên như một liên ngành mới, hay nói cách khác là một hệ sinh thái mới của Khoa học & Kỹ thuật vật liệu trong khoảng một thập kỷ trở lại đây. Trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) phát triển cực nhanh và có tính liên ngành cao này, Kiến thức sâu rộng từ nhiều lĩnh vực như Vật lý, Hóa học và Toán học, Dữ liệu lớn với nhiều gốc độ khác nhau và đặc biệt là các kỹ thuật Trí tuệ nhân tạo (AI)/Học máy (ML) tiên tiến, được tích hợp để đào sâu hiểu biết và đẩy nhanh quá trình khám phá ra các vật liệu mới cho các ứng dụng mục tiêu. Trong vài năm trở lại đây, Tin học vật liệu đang nở rộ trên toàn cầu với nhiều khám phá về các vật liệu chức năng mới, ví dụ như chất bán dẫn, chất siêu dẫn, vật liệu lượng tử và polyme. Hội thảo quốc tế này được thiết kế với hai mục tiêu chính, bao gồm (1) giới thiệu và phổ biến Tin học vật liệu và cơ sở hạ tầng mở đã được phát triển trên thế giới trong thập kỷ qua và (2) cung cấp hướng dẫn thực hành cho phép người tham gia tiếp cận cơ sở hạ tầng, làm quen với các vấn đề thực tế và thực sự xử lý một số vấn đề đơn giản nhất.
Materials Informatics has emerged as a new subfield, or, in other words, a new ecosystem, of Materials Science & Engineering during about a decade ago or so, since the early 2010s. In this ultra-fast-growing and highly interdisciplinary research and development (R&D) area, Deep Knowledge from multiple fields such as Physics, Chemistry, and Mathematics, Big Data of various natures from Materials Research, and especially advanced Artificial-Intelligent (AI)/Machine-Learning (ML) techniques, are integrated to deepen the understanding and to accelerate the discoveries of new materials for targeted applications. In the last few years, Materials Informatics is blossoming globally with numerous discoveries of novel functional materials, e.g., semiconductors, superconductors, quantum materials, and polymers. This international workshop is designed with two main objectives, including (1) to introduce and disseminate Materials Informatics and its publicly-available infrastructures that were developed in the world during the last decade, and (2) to provide hand-on instructions that allow participants to access the infrastructures, to familiarize with the real problems, and to actually handle some simplest problems in a pedagogical way.
GS. Vũ Ngọc Tước
Khoa Vật lý Kỹ thuật, ĐH Bách khoa Hà nội