1. Thông tin chung
- Tên tiếng Anh: General Physics Laboratory
- Trưởng phòng Thí nghiệm:
- Địa chỉ: Phòng D3-202,203,204,205,206,406,502,503; C10-206,401, trường Đại học Bách khoa Hà Nội
2. Giới thiệu phòng thí nghiệm
Phòng thí nghiệm Vật lý đại cương nằm trong hệ thống phòng thí nghiệm tổ chức tập trung của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. PTN sử dụng để Giảng dạy, hướng dẫn thí nghiệm Vật lý đại cương cho sinh viên toàn trường và nghiên cứu thiết kế các bộ thí nghiệm vật lý.
Khi mới thành lập khối Vật lý ĐH Bách khoa, cơ sở vật chất chính là các phòng TN Vật lý Đại cương do Liên Xô trang bị. Ngày nay, PTN đã được nâng cấp hiện đại, mỗi năm phục vụ cho hàng chục nghìn lượt sinh viên trường ĐHBKHN và các trường ĐH khác.
Các bộ thí nghiệm Vật lý
- Làm quen với các dung cụ và phương pháp đo cơ bản
- Nghiệm các định luật chuyển động tịnh tiến trên máy Atwood
- Nghiệm định luật bảo toàn động lượng trên đệm không khí
- Xác định hệ số ma sát trượt bằng phương pháp động lực học
- Xác định mômen quán tính và lực ma sát của ổ trục
- Xác định gia tốc trọng trường bằng con lắc vật lý
- Xác định bước sóng và vận tốc truyền âm bằng phương pháp sóng dừng
- Khảo sát sóng truyền trên dây
- Khảo sát cặp nhiệt điện
- Xác định nhiệt dung riêng của chất rắn ( hoặc lỏng ) bằng nhiệt lượng kế
- Xác định nhiệt độ nóng chảy của kim loại thiếc
- Xác định nhiệt nóng chảy của nước đá
- Xác định tỷ số nhiệt dung phân tử của chất khí
- Xác định hệ số lực căng mặt ngoài của chất lỏng
- Xác định hệ số nhớt của chất lỏng bằng phương pháp Stốc
- Xác định điện trở bằng mạch cầu và suất nhiệt điện động bằng mạch xung đối
- Khảo sát sự phụ thuộc nhiệt độ của điện trở kim loại và bán dẫn
- Xác định hằng số Farađây và điện tích nguyên tố bằng phương pháp điện phân
- Xác định điện trở và điện dung bằng mạch dao động tích phóng dùng đèn nêôn
- Khảo sát dao động ký điện tử
- Khảo sát mạch cộng hưởng RLC
- Xác định nhiệt độ Curie của sắt từ
- Khảo sát các đặc tính của diode và transistor
- Xác định điện tích riêng của electron bằng phương pháp magnetron
- Khảo sát các định luật quang hình học dùng tia laser
- Xác định chiết suất của bản thuỷ tinh bằng kính hiển vi
- Xác định tiêu cự của thấu kính hội tụ và phân kỳ
- Xác định bước sóng ánh sáng bằng vân tròn Newton
- Xác định bước sóng của chùm laser bằng giao thoa qua khe Young
- Xác định bước sóng của chùm laser bằng nhiễu xạ qua cách tử phẳng
- Nghiệm định luật Malus về phân cực ánh sáng dùng tia laser
- Nghiệm định luật bức xạ nhiệt Stefan-Boltzmann
- Xác định hằng số Planck bằng hiệu ứng quang điện ngoài
- Nghiệm hệ thức bất định Heisenberg bằng nhiễu xạ qua khe hẹp
- Máy đo thời gian hiện số đa năng
- Bộ nguồn một chiều và xoay chiều 0-12V- 3A
- Bộ nguồn một chiều 0-12V- 5A
- Milivônkế điện tử
- Máy phát âm tần
- Bộ nguồn phát tia laser
- Các bộ cảm biến (sensor) quang điện , nhiệt điện , …
- Cách tử nhiễu xạ , khe Young , các loại khe hẹp ,…